Bệnh mất ngủ: Nguyên nhân | Dấu hiệu | Các phương pháp điều trị
Nội dung chính bài viết
Bệnh mất ngủ là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng tình trạng này ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng. Bệnh mất ngủ thường thấy ở nữ giới bị nhiều hơn nam giới, nhất là ở thời kỳ gần mãn kinh. Nguyên nhân có thể do phụ nữ thường có tâm lý nhạy cảm hơn nam giới nên dễ rơi vào tình trạng lo âu, căng thẳng. Ngoài ra, nữ giới phải trải qua các giai đoạn thay đổi về hormone như kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh…Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cũng cao hơn khi tuổi tác càng tăng lên. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những người ở độ tuổi 60 trở lên thường xuyên phải đối mặt với tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
Bài viết dưới đây, sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả bệnh mất ngủ.
Bệnh mất ngủ là gì?
Bệnh Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một chứng bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người. Bị mất ngủ kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng và có thể dẫn tới các vấn đề tim mạch, đột quỵ… Bệnh mất ngủ có nhiều dấu hiệu: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần nhiều hơn 30 phút. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người bởi giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Một người khoẻ mạnh sẽ có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 – 8 giờ hàng ngày. Để giấc ngủ đạt chất lượng cao nhất sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: ngủ đủ giờ, ngủ sâu giấc và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy…
Bệnh mất ngủ có 3 dạng chính:
– Mất ngủ thoáng qua có biểu hiện khó ngủ dưới 1 tuần.
– Mất ngủ ngắn hạn là tình trạng bị khó ngủ, không muốn ngủ kéo dài khoảng từ 1-4 tuần.
– Mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên) là tình trạng lâu ngày không ngủ được và kéo dài trên 1 tháng, khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, suy nhược tinh thần. Mất ngủ mãn tính là tình trạng khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ vào ban đêm, tỉnh giấc sớm và không ngủ lại được trong một khoảng thời gian dài, có thể là từ 2 tháng trở lên là mất ngủ kinh niên. Một số nguyên nhân dẫn đến mất ngủ mãn là do:
Chất lượng cuộc sống giảm sút, triệu chứng mất ngủ cấp tính kéo dài mà không được điều trị kịp thời dẫn đến mất ngủ kinh niên.
Mất ngủ kinh niên nếu không được điều trị có thể gây thoái hóa tế bào, ngộ độc tế bào và dẫn đến các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, nguy cơ dẫn đến đột quỵ cao. Đặc biệt những người mất ngủ kinh niên cũng rất dễ bị thừa cân, béo phì.
Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu không phải do những nguyên nhân trên dẫn đến bệnh mất ngủ, đồng thời bị mất ngủ trong thời gian dài mà không chấm dứt thì có thể đó là mất ngủ mãn tính. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mãn tính có thể là do mắc một số bệnh sau:
- Bệnh dị ứng: Không khí trong phòng ngủ có các chất gây dị ứng làm viêm đường mũi, gây nghẹt mũi. Những triệu chứng này xảy ra vào cả ban ngày và ban đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng
- Bệnh viêm khớp: Viêm xương khớp và giấc ngủ tạo ra một vòng luẩn quẩn, bởi bệnh khớp gây ra viêm và lo lắng khiến người bệnh không ngủ được… Việc thiếu ngủ cũng có thể làm tăng triệu chứng viêm khớp.
- Bệnh tim mạch: Bệnh động mạch vành và các vấn đề khác liên quan đến tim và phổi khác cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ.
- Bệnh lý tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức làm các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể tăng tốc, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn và tràn đầy năng lượng, gây cản trở khả năng thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
- Đau dạ dày, trào ngược thực quản: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ đối. Triệu chứng của bệnh dạ dày trào ngược là ợ nóng, ợ hơi, đau họng, ho và nghẹt thở khi nằm xuống., chính những triệu chứng này gây ra bệnh mất ngủ.
- Thay đổi nội tiết tố: Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh là 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.
- Ngoài ra, bệnh mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện các chất kích thích, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ khác liên quan đến chứng mất ngủ. Khi bị ngưng thở khi ngủ, đường thở bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần trong khi ngủ, dẫn đến ngừng thở và giảm nồng độ oxy. Điều này khiến cho việc phải tỉnh giấc nhiều lần trong khi ngủ
- Ngoài ra, mất ngủ có thể là triệu chứng của rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn. Ví dụ, hội chứng chân bồn chồn, một tình trạng thần kinh, trong đó một người có cảm giác khó chịu khi cần phải di chuyển đôi chân của mình có thể dẫn đến chứng mất ngủ. Bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên thường gặp các triệu chứng tồi tệ hơn vào cuối ngày, trong thời gian không hoạt động và trong quá trình chuyển từ thức dậy sang ngủ, điều đó có nghĩa là khó ngủ và ngủ không sâu. Ước tính khoảng 10 % dân số mắc hội chứng chân không yên.
Dấu hiệu của bệnh mất ngủ
- Khó ngủ về giấc đêm.
- Khó duy trì giấc ngủ.
- Cảm giác không tỉnh táo hoặc mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy.
- Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ hoặc thức dậy quá sớm và khó ngủ lại được.
- Thường xuyên nóng giận cáu gắt, bồn chồn lo âu, trầm cảm.
- Không tập trung, gặp vấn đề về việc ghi nhớ.
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
- Trường hợp bị nặng có thể nhìn thấy ảo giác.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ có thể do bệnh lý hoặc do các yếu tố chủ quan. Dưới đây là 7 nguyên nhân gây nên bệnh mất ngủ điển hình nhất mà bạn có thể tham khảo.
- Suy nhược thần kinh: Nguyên nhân này là do áp lực công việc và cuộc sống, căng thẳng quá mức trong một thời gian dài từ đó dẫn tới tình trạng mất ngủ, ngoài ra cũng có thể dẫn tới chứng suy nhược thần kinh hay trầm cảm.
- Nguyên nhân từ Môi trường tác động: Có thể mất ngủ là do không gian ngủ nhiều tiếng ồn, chật hẹp, nóng bức, quá lạnh hay quá sáng…với nguyên nhân này bạn chỉ cần cải thiện lại không gian ngủ của mình.
- Ăn uống không điều độ: Rất nhiều người nghiệm ra rằng chứng bệnh mất ngủ có thể do ăn quá no trước khi ngủ, đồ ăn khó tiêu, dùng đồ uống có cồn, chất kích thích.
- Thay đổi nhịp sinh học: Mốt số người thường bị mất ngủ tạm thời do thay đổi múi giờ, mệt mỏi sau chuyến bay dài, làm tăng ca ban đêm…
- Nguyên nhân mất ngủ do Bệnh về xương khớp: Rất nhiều nghiên cứu hỉ ra rằng nếu bị các bệnh vè xương khớp thì khả năng mất ngủ rất cao, chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… gây ra các cơn đau nhức về đêm khiến bệnh nhân đau đớn dẫn đến tình trạng mất ngủ.
- Bệnh về đường hô hấp: Những căn bệnh về đường hô hấp như Hen phế quản, viêm phế quản… cũng có thể gây mất ngủ, kèm theo ho nhiều về đêm, khó thở, tức ngực, gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.
- Bệnh về đường tiết niệu: Những căn bệnh về đường tiết liệu như Sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường, thận yếu… cũng khiến người bệnh mất ngủ do đi tiểu đêm nhiều lần.
Yếu tố tạo khuynh hướng mất ngủ
- Thói quen khi đi ngủ do giáo dục từ nhỏ
- Các chứng sợ sệt, lo nghĩ
- Do sự di truyền của cha mẹ
Yếu tố gây mất ngủ tức thời
Một thay đổi phát sinh nào đó sẽ tạo mất ngủ: lo nghĩ (tiền bạc, gia đình, tình yêu, nghề nghiệp), do tác động xấu từ môi trường xung quanh như không gian ngủ chật chội, bức bí khó chịu, đông người ồn ào… Nếu thay đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng mất ngủ có thể sẽ không thành bệnh mạn tính.
Yếu tố gây mất ngủ lâu dài
Do tác động tâm lý
- Nhầm lẫn về lý do mất ngủ
- Quá lo sợ vì mình bị mất ngủ (theo dõi đồng hồ suốt đêm; càng tức bực vì mất ngủ càng khó ngủ)
- Chưa đi ngủ đã cho rằng mình sẽ không ngủ được
- Lo nghĩ, chật vật, buồn rầu
Cách sinh sống và thói quen
- Ngủ, thức không có giờ giấc cố định: khi sớm, khi muộn
- Đi làm nhiều ca khác nhau (sáng – đêm)
- Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường
- Ngủ trưa quá nhiều
- Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ
- Không có thời giờ lo nghĩ trong ngày, chờ đến đêm, leo lên giường rồi mới bắt đầu suy tính công việc
- Hay ăn đêm làm bụng no khó chịu
Bệnh mất ngủ thường gặp ở đối tượng nào
Bệnh mất ngủ ở trẻ em
Có hai loại:
- Do thiếu kỷ luật từ cha mẹ: Trẻ ngủ không đúng giờ, hay đòi thức và chơi tới khuya và chỉ ngủ khi quá mệt
- Do thiếu dấu hiệu: Trẻ không ngủ vì không có hay thấy một vật mình thích, như búp bê, chăn gối, hay được hát ru, đu đưa v.v…
Đi vào giấc ngủ là một động tác sinh lý tự nhiên của cơ thể nhưng lúc còn sơ sinh cần được rèn luyện. Trẻ phải học cách cảm nhận một số dấu hiệu làm ngủ tự nhiên và tập ngủ theo những dấu hiệu ấy. Khi cha mẹ chăm lo vỗ về quá độ sẽ làm trẻ bị mất khả năng ngủ tự nhiên và trẻ sẽ chỉ ngủ khi có những dấu hiệu đặc biệt do cha mẹ làm ra như hát ru, đu đưa, vỗ về. Một số nghiên cứu gần đây về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cho thấy trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu cha mẹ không đu đưa hay vỗ về.
Theo Tập San Y Học Úc (MJA 2005; 182:215-18), nếu cha mẹ tuân theo chỉ dẫn trong một tiết giảng dạy về phương pháp ru con, trẻ sơ sinh ngủ thêm được 80 phút mỗi ngày. Cha mẹ không nên động chạm đến trẻ khi gần ngủ và khi trẻ khóc, cha mẹ cố gắng cứ để cho khóc trong khoảng ít nhất là 5 phút.
Gần một nửa số cha mẹ than phiền về tình trạng con mình ngủ không ngon làm quấy giấc ngủ cả nhà, có thể đem đến bệnh trầm cảm sau khi sanh cho người mẹ, tan vỡ hạnh phúc gia đình và những vụ đối xử tệ hại với con cái v.v…
Bệnh mất ngủ ở thanh niên
Chứng bệnh mất ngủ không còn là của riêng người cao tuổi nữa, ngày nay người già mắc chứng mất ngủ cũng rất nhiều. Người trẻ có xu hướng mắc phải chứng bệnh mất ngủ ngày một gia tăng. Cuộc sống hiện đại buộc những người trẻ phải quay cuồng vào học tập và công việc. Áp lực từ bài thi, deadline… làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ.
5 nguyên nhân chính gây mất ngủ hàng đầu ở giới trẻ
- “Nghiện” thiết bị công nghệ – Người trẻ có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại… trước khi đi ngủ. Sóng điện thoại, máy tính là nguyên nhân gây hại cho hệ thần kinh, nhức mắt, mỏi mắt… dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.
- Không gian phòng ngủ – Không khí trong phòng ngủ thiếu lượng oxy cần thiết dẫn đến ngột ngạt và mất ngủ ở những người trẻ tuổi.
- Thói quen ăn uống – ăn quá no trước khi ngủ sẽ khiến chúng ta mất ngủ do cơ thể tăng cường làm việc để có thể tiêu hóa lượng thức ăn mà đã nạp vào.
- Sử dụng chất kích thích – Chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá càng ngày càng phổ biến trong cuộc sống của giới trẻ. Những chất như nicotin, cafein trong các loại đồ uống này khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Sau đó, giấc ngủ sẽ bị rối loạn giờ sinh lý và gây ra chứng mất ngủ.
- Mất cân bằng hưng phấn và ức chế – Người trẻ có một cuộc sống sôi động nên lịch sinh hoạt là không cố định. Thói quen ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ không khoa học, không theo giờ sinh học khiến rối loạn hormone. Điều này gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ
Ngoài ra, mất ngủ ở người trẻ tuổi còn do các bệnh thực thể, bệnh về thần kinh, suy nhược cơ thể, bệnh dị ứng, xương khớp… có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây mất ngủ.
Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi
– Do suy giảm chức năng: Hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi tuổi càng cao, các tế bào, cơ quan trong cơ thể dần trở nên lão hóa, trong đó các tế bào thần kinh bị hủy hoại và suy giảm chức năng so với người trẻ tuổi gây ra mất ngủ, khó ngủ, luôn cảm thấy buồn ngủ hoặc ngủ không yên giấc.
– Rối loạn giấc ngủ do các bệnh lý nội khoa, phổ biến nhất là các bệnh về xương khớp mạn tính với các cơn đau nhức tái phát dẫn đến khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc…Ngoài ra các bệnh như viêm phế quản mạn tính, ho kéo dài, hen suyễn; các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng, đầy bụng khó tiêu, tiểu nhiều về đêm, bệnh tiểu đường… cũng dẫn đến mất ngủ. Một nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của người lớn tuổi ở Singapore đã chứng minh rằng những người có vấn đề giấc ngủ thường có bệnh lý đi kèm và ít vận động. Các bệnh này gồm: Parkinson, Alzheimer, đau mãn tính, bệnh về tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, rối loạn đi tiểu…
– Rối loạn giấc ngủ do thuốc. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ở người cao tuổi, chẳng hạn như: Thuốc lợi tiểu cho người bị cao huyết áp hoặc tăng nhãn áp. Thuốc kháng cholinergic dùng cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Thuốc hạ áp. Corticosteroid (prednisone) dùng cho người bị viêm khớp dạng thấp. Thuốc chống trầm cảm. Thuốc ức chế histamin trên thụ thể. Thuốc levodopa điều trị Parkinson. Thuốc adrenergic dùng trong tình trạng đe dọa tính mạng như hen suyễn hoặc tim ngừng đập.
Bệnh mất ngủ ở phụ nữ
Mất ngủ ở phụ nữ mang thai
Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là nỗi sợ hãi của rất nhiều bà bầu, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến các thai phụ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Đa số thai phụ thường bị mất ngủ trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có một số thai phụ mất ngủ suốt cả thai kỳ. Tình trạng mất ngủ khi mang thai khiến thai phụ mệt mỏi, mất sức trong suốt thai kỳ làm ảnh hưởng đến chất sức khỏe lẫn tinh thần của thai phụ.
Một trong số những nguyên nhân dẫn đến mất nủ ở phụ nữ khi mang thai là do sự phát triển của thai nhi, điều này khiến thai phụ khó tìm được tư thế ngủ thích hợp, thường xuyên quay qua quay lại nên rất dễ tỉnh lại.
Ngoài ra một số nguyên nhân sau cũng dẫn đến chứng mất ngủ ở bà bầu:
- Đi tiểu nhiều lần: Khi mang thai, thận phải làm việc thêm 30 – 50% để lọc thêm khối lượng máu, điều này làm lượng urê tăng vọt và bàng quang cũng chứa nhiều nước tiểu hơn. Ngoài ra khi dạ con ngày càng lớn, chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu khó chịu và phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu, kể cả ban đêm.
- Đau lưng, hông, chân và tình trạng chuột rút: Chuột rút là triệu chứng thường xuyên gặp ở bà bầu, xảy ra một cách đột ngột ở đùi, bắp chân. Cơn đau tại vị trí chuột rút khiến bà bầu phải thức giấc, dẫn đến tình trạng mất ngủ, đặc biệt là vào 3 tháng cuối.
- Lo lắng và căng thẳng: Rất nhiều phụ nữ có thai luôn lo lắng về việc con có phát triển bình thường không, lo lắng sau này sinh con vấn đề chăm sóc và nuôi dạy bé, các vấn đề khác trong xã hội như công việc, gia đình, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở phụ nữ mang bầu.
- Cơ thể thiếu vitamin B: Thiếu vitamin B có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc ở phụ nữ mang thai. Do đó phụ nữ khi mang thai chú ý bổ sung vitamin B trong cơ thể.
Mất ngủ ở phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh thường rất dễ bị mất ngủ do rối loạn nội tiết tố, cụ thể là estrogen suy giảm sau khi sinh, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây rối loạn giấc ngủ của phụ nữ sau sinh. Bên cạnh đó tâm lý căng thẳng, lo lắng, con quấy khóc, thức đêm để thay bỉm, pha sữa… cũng khiến phụ nữ bị mất ngủ sau khi sinh.
Có rất nhiều phụ nữ sau sinh áp lực cao quá dẫn đến stress, mệt mỏi vì không nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ chồng, người thân, do đó dẫn đến tình trạng mất ngủ.Sau khi sinh, cơ thể sẽ đào thải lượng chất lỏng dư thừa sản sinh trong quá trình mang thai. Do đó, phụ nữ sau sinh sẽ ra nhiều mồ hôi hơn, gây khó chịu và dẫn đến chứng mất ngủ.
Ngoài ra, một số tác nhân như: không gian phòng ngủ không được thoáng khí, chật chội, tư thế ngủ không thoải mái… cũng khiến phụ nữ sau khi sinh con bị chứng khó ngủ, mất ngủ kéo dài.
Tác hại của bệnh mất ngủ
Dù là bị mất ngủ không thường xuyên hay mất ngủ mãn tính đều gây ra những tác hại như: Đầu óc không tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh hoạt. Cơ thể mệt mỏi, dễ nóng giận, khả năng tập trung chú ý kém, trầm cảm. Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc …
Ngủ ít hơn 6 giờ đồng hồ mỗi đêm sẽ có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, gây trầm cảm, khiến xạm da, đặc biệt làm giảm ham muốn tình dục và khiến chất lượng cuộc sống trở nên tồi tệ. Dưới đây là 8 căn bệnh thường gặp phải do thiếu ngủ, mất ngủ gây ra
Bệnh tiểu đường
Thiếu ngủ hoặc ngủ kém làm tăng cảm giác thèm đồ ăn có đường, đồ ăn vặt hoặc một số thực phẩm giàu carbohydrate. Điều này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Viêm xương khớp
Ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể mật độ xương, từ đó dẫn đến xương yếu và dễ gãy. Ngoài ra, khi cơ thể thiếu ngủ, hàm lượng khoáng chất trong xương giảm, khiến xương dễ gãy hơn và gây đau khớp.
Bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ không đủ giấc gây ra ung thư vú và nhiều loại ung thư khác. Lý do là khi thiếu ngủ, các gốc tự do không được loại bỏ triệt để, có thể phá hủy các tế bào và gây ung thư. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng gây ra sự tích tụ chất độc trong cơ thể, góp phần không nhỏ vào việc phá hủy cơ thể.
Bệnh tim mạch và đột quỵ
Trong khi ngủ, các bộ phận cơ thể được sửa chữa và loại bỏ chất độc. Do đó, những người ngủ kém là đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ. Đó là lý do tại sao bạn nên ngủ đủ giấc và uống một ly nước vào buổi sáng để vô hiệu hoá các độc tố tích tụ trong cơ thể.
Gây mất trí nhớ
Não là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu ngủ. Bởi vì giấc ngủ ngon sẽ giúp não bộ tái tạo sau một ngày hoạt động, nếu bạn ngủ ít hơn những gì cơ thể cần, não sẽ dễ bị suy yếu, lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ.
Đi tiểu không kiểm soát
Khi bạn mắc bệnh này, có thể có lúc bạn cảm thấy cần đi vệ sinh nhưng không lại thể đi tiểu được, hoặc lượng nước tiểu ít đi nhưng lại muốn đi tiểu liên tục. Đây cũng là tình trạng khó chịu do giấc ngủ kém gây ra.
Căng thẳng và trầm cảm
Ngủ không đủ giấc là nguyên nhân chính dẫn đến căng thẳng và trầm cảm. Điều này là do thiếu ngủ khiến lượng hormone cortisol tiết ra nhiều hơn, gây căng thẳng, lo lắng và thậm chí trầm cảm.
Gây tăng cân
Ngủ ít càng khiến bạn thèm ăn các thực phẩm không lành mạnh, thức ăn nhanh như pizza, bánh mì kẹp thịt, nước ngọt,… Bạn cũng sẽ có xu hướng ăn những thực phẩm này thường xuyên hơn, về lâu dài có thể dẫn đến tăng cân và khiến mức độ cholesterol trong cơ thể tăng cao, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.
Mất ngủ có chữa được không?
Có rất nhiều người mắc chứng mất thắc mắc rằng mất ngủ có chữa được không? Chứng mất ngủ hoàn toàn có thể chữa được tuy nhiên cần phải thật kiên trì điều trị, dù bạn lựa chọn phương pháp điều trị nào nào thì cũng cần phải giải quyết từ gốc rễ trước rồi mới nghĩ đến việc tìm thuốc điều trị.
Trước tiên bạn cần phải loại bỏ những nguyên nhân tác động từ bên ngoài dẫn đến mất ngủ như: Thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống… đây là những cách giải quyết tốt nhất để chữa chứng mất ngủ.
Nếu bạn đã khắc phục được nguyên nhân chủ quan mà vẫn không hết mất ngủ thì lúc đó bạn hãy tìm đến thuốc điều trị, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi, tập luyện thường xuyên, sống một lối sống lành mạnh, mạnh khỏe sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.
Bị bệnh mất ngủ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Mất ngủ nên ăn gì?
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. Đối với bệnh nhân mất ngủ nên tăng cường ăn thêm 5 loại thực phẩm có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon và sâu hơn như:
- Đậu nành: Những người mất ngủ đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh thường bị những cơn bốc hỏa gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sử dụng sản phẩm từ đậu nành sẽ giúp kiểm soát cơn bốc hỏa và giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
- Trứng: Nếu bạn bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc thì có thể là do cơ thể không được cung cấp đủ protein do đó bạn có thể ăn 1 quả trưng luộc vào bữa tối, việc này sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.
- Chuối: Trong chuối có thành phần là Magie và kali, giúp thư giãn cơ, ngoài ra trong chuối còn chứa acid tryptophan chuyển hóa thành serotomin và melatonin chất hóa học tự nhiên trong não giúp điều chỉnh lượng hormon sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Hạt sen: Từ xa xưa, hạt sen đã được sử dụng là món ăn hỗ trợ điều trị mất ngủ vô cùng hiệu quả, ngoài ra hạt sen còn có tác dụng an thần, tốt cho máu…
- Hạt hạnh nhân: Trong hạnh nhân có chứa nhiều magiê vừa có lợi cho giấc ngủ và còn giúp thư giãn cơ bắp và giúp duy trì nồng độ đường trong máu ổn định trong khi ngủ. Đồng thời giúp cơ thể chuyển trạng thái từ tim đập nhanh sang trạng thái cân bằng, thoải mái.
6 loại thực phẩm dễ làm bạn mất ngủ
Rau họ cải
Theo Huffingtonpost, rau họ cải có nhiều chất xơ, có thể khiến bạn mất ngủ nếu ăn chúng vào buổi tối. Đến khi đi ngủ, cơ thể bạn vẫn hoạt động để cố gắng tiêu hóa tất cả thức ăn của bữa tối. Bạn nên ăn loại rau này vài giờ trước khi đi ngủ vài tiếng để quá trình tiêu hóa không cản trở giấc ngủ.
Sốt cà chua
Với tính axit cao, các món ăn có cà chua có thể dẫn đến chứng ợ nóng và khó tiêu vào ban đêm. Để có giấc ngủ sâu, bạn nên bỏ qua các món ăn chứa sốt cà chua như pizza, mỳ ống, … hoặc ăn chúng trước giờ đi ngủ ít nhất 3 giờ.
Chocolate
Ít người biết rằng sô cô la chứa hàm lượng caffeine tương đương với một tách cà phê. Ngoài ra, sô cô la cũng chứa tyrosine – một loại axit amin gây hưng phấn. Do đó, sử dụng sô cô la như một món tráng miệng sau bữa tối là một ý tưởng tồi cho những người khó ngủ.
Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích hoặc phô mai có thể kích thích não giải phóng các axit amin khiến chúng ta cảm thấy tỉnh táo hơn như tyramine, noradrenalin … Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Thịt đỏ
Một chế độ ăn giàu protein từ thịt đỏ có thể khiến bạn tỉnh táo suốt đêm vì hệ thống tiêu hóa của bạn làm việc chăm chỉ để chuyển hóa chúng. Thịt đỏ có thể gây đầy hơi và ợ nóng khi bạn ăn quá nhiều trong bữa tối. Các chuyên gia khuyên bạn nên chọn một bữa tối lành mạnh, nhẹ nhàng và ăn bữa tối trước 7 giờ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Thức ăn cay
Vì lợi ích tăng cường trao đổi chất, gia vị cay được coi là lựa chọn tốt cho những người muốn giảm cân. Trên thực tế, những bữa ăn có nhiều thức ăn cay nóng sẽ khiến bạn khó có giấc ngủ ngon. Nhiệt độ cơ thể tăng và các triệu chứng ợ nóng, đầy hơi khiến bạn mất ngủ suốt đêm.
Phương pháp chữa trị mất ngủ hiệu quả nhất
Mất ngủ kéo dài dẫn đến nhiều nguy hiểm về sức khỏe và tâm lý, vì vậy bệnh cần được điều trị sớm. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bệnh nhân cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ chúng. Đồng thời, áp dụng các phương pháp điều trị bổ sung, hỗ trợ lấy lại giấc ngủ. Nguyên tắc điều trị này áp dụng cho cả người trẻ và người già, cụ thể bao gồm:
- Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Cần tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ là gì, ví dụ như uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ, thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm được nguyên nhân, người bệnh mất ngủ có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc.
- Chuẩn bị trước cho giấc ngủ: Tạo tâm trạng thư thái, thoải mái trước khi ngủ, giường ngủ cần được kê ở vị trí thoáng mát, chăn, màn, trải giường sạch sẽ v.v…
- Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị bệnh mất ngủ như các loại thuộc nhóm benzodiazepin. Tuy nhiên, khi sử dụng phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc khác không thuộc nhóm benzodiazepin chủ yếu là thuốc mới, bệnh nhân có thể tự mua mà không cần kê toa của bác sĩ (Melatonin, Ramelteon). Một số thuốc chống trầm cảm và chống lo âu cũng được sử dụng cho những bệnh nhân bị mất ngủ có biểu hiện trầm cảm. Một số loại thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt nhưng hiếm khi được khuyên dùng để điều trị bệnh mất ngủ. Ngoài ra, một số loại thảo dược truyền thống cũng có tác dụng cải thiện giấc ngủ như tim sen, lá vông …
- Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý: Hãy để giấc ngủ đến một cách nhẹ nhàng. Tạm thời gác lại các suy nghĩ, lo lắng và công việc trước giờ đi ngủ. Nếu bạn không thể ngủ sau khoảng 10 – 15 phút, bạn có thể thực hiện một số động tác nhẹ nhàng, thư giãn, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ, … sẽ giúp hạn chế các triệu chứng mất ngủ..
Trị liệu tâm lý cho chứng bệnh mất ngủ
Phương pháp này chú trọng vào việc giúp người bệnh thư giãn, giải tỏa tâm lý để đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Một số liệu pháp tâm lý thường được thực hiện như:
- Yoga chữa bệnh mất ngủ
- Luyện khí công
- Tập dưỡng sinh
- Ngồi thiền
- Trị liệu với bác sĩ tâm lý…
Chữa mất ngủ bằng thuốc Tây y
Tây y chủ yếu điều trị vào triệu chứng của bệnh, các loại thuốc điều trị giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn thường được sử dụng như:
- Thuốc chống trầm cảm: Thuốc này có tác dụng an thần, nên cần dùng thận trọng khi lái xe hoặc phải vận hành máy móc.
- Nhóm thuốc amitriptylin có tác dụng an thần mạnh tuy nhiên cần sử dụng thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên uống thuốc vào thời điểm quá muộn trong ngày dễ gây mệt mỏi khi thức dậy, cơ thể không tỉnh táo.
- Nhóm thuốc benzodiazepin điều trị rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc này lâu dài có thể dẫn tới chứng hay quên. Ở người cao tuổi, thuốc có thể gây tác dụng phụ dẫn tới giãn cơ. Ngoài ra, loại thuốc này rất dễ gây phụ thuộc, vì thế không nên sử dụng lâu dài.
Nhóm thuốc Benzodiazepin trị mất ngủ theo toa bao gồm: Seduxen, Diazepam, Bromazepam, Alprazolam, Clorazepam, Lexominl
Nhóm thuốc Benzodiazepin không theo toa: Flunitrazepam, Triazolam, Quazepam, Estazolam
Đối với nhóm thuốc này thường dùng để gây ngủ khi người bệnh bị mất ngủ đầu giấc, cuối giấc hoặc thao thức mất ngủ cả nguyên đêm. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo kỹ và làm theo lời khuyên của dược sĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc Tây cho chứng mất ngủ phải được thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và tuân thủ đúng phác đồ. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc này vì nếu dùng quá liều có thể gây hậu quả nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Chữa mất ngủ bằng thuốc Nam lành tính, hiệu quả lâu dài
Không giống như Tây y chủ yếu quan tâm điều trị triệu chứng, còn điều trị bệnh mất ngủ theo Đông y lại quan tâm đến căn nguyên gây ra bệnh. Trong Đông y, mất ngủ được gọi là thất miên (thất: mất, miên: ngủ) hoặc bất mị (bất: không, mị: ngủ), nguyên nhân do tâm tỳ hư, can khí uất, thận âm hư gây nên, cụ thể:
- Do căng thẳng, lo âu, suy nghĩ quá nhiều dẫn tới hại Tỳ, khi Tỳ hư dẫn tới Huyết không được dưỡng, Can khí uất gây ra tình trạng mất ngủ.
- Cơ thể mệt mỏi quá độ, suy nhược dẫn tới hao tổn thận âm, không dưỡng được Tâm gây ra Tâm hỏa, làm thần chí không yên cũng dẫn tới mất ngủ.
- Ăn uống không hợp lý gây ra đờm nhiệt ứ trệ khiến giấc ngủ không yên.
- Tâm bị kinh động, ngủ hay mơ, sợ hãi bất an cũng gây ra chứng mất ngủ.
Muốn điều trị bệnh hiệu quả cần tác động vào tận căn nguyên gây bệnh, chú trọng điều trị vào Tâm, Can, Tỳ, Thận. Sử dụng các bài thuốc Nam có tác dụng sơ can giải uất, trấn tâm, bổ tỳ, ích thận, dưỡng huyết sẽ giúp khắc phục hiệu quả bệnh mất ngủ và tránh tái phát trở lại.
Tùy vào thể bệnh nhân, độ tuổi, giới tính và nguyên nhân gây ra bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm các vị thuốc trong bài thuốc chữa trị bệnh mất ngủ là khác nhau. Ví dụ, với người mất ngủ do tâm tỳ hư thì phải bổ tỳ khí, khi tỳ tốt thì sẽ sinh được nhiều huyết dưỡng tâm, tâm đủ huyết sẽ ngủ được. Với người tâm âm huyết hư thì phải bổ âm, tư âm dưỡng huyết, ích khí, liễm tâm khí dưỡng tâm, an thần…
Bệnh nhân không chỉ có được một giấc ngủ ngon sau khi điều trị mà thể trạng cũng tốt lên, cơ thể và thần kinh hết suy nhược. Bên cạnh đó, những vị thuốc Nam được đánh giá là lành tính và gần như không gây ra tác dụng phụ. Các bài thuốc nam chữa bệnh mất ngủ từ dân gian thường được sử dụng:
-
Bài thuốc từ Tâm sen
Tâm sen hay còn gọi là liên tâm có vị đắng và tính hàn, có tác dụng làm bình dục tính, giúp tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó tâm sen còn chứa các thành phần như nuciferin và nelumbin có công dụng an thần, hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ.
Tâm sen là phần chồi mầm bên trong hạt sen, có màu xanh và vị hơi đắng. Trong Y học cổ truyền, tâm sen được dùng rất nhiều để làm thuốc an thần, chữa suy nhược cơ thể. Để thực hiện bài thuốc bằng tâm sen, người bệnh làm như sau:
Cách 1: Dùng tâm sen khô hãm trà uống hàng ngày.
Cách 2: Dùng lá vông, cây lạc tiên, lá dâu tằm và tâm sen đem sắc lấy nước uống.
Sử dụng khoảng 4 – 10 gram tâm sen khô pha trà và uống hàng ngày, hoặc kết hợp với một số loại thảo dược tự nhiên khác như lá vông, táo nhân sao đen, sắc thuốc uống cũng đem lại hiệu quả vô cùng tốt.
-
Chữa bệnh mất ngủ bằng hoa tam thất
Theo Y học cổ truyền, nụ hoa tam thất có tác dụng rất hữu ích đối với hệ thần kinh, giúp làm giảm căng thẳng, an thần, hỗ trợ đi sâu vào giấc ngủ hơn.
Sử dụng 3 – 5 bông hoa tam thất khô cho vào bình nước nóng rồi tiến hành đổ lượt nước đầu tiên. Sau đó, đổ một lượng nước nhất định vào bình, đậy nắp và hãm trong vòng vài phút, uống như uống trà.
Với cách trị mất ngủ dân gian từ trà tam thất, người bệnh có thể uống mỗi ngày để điều trị bệnh mất ngủ. Tuy nhiên chỉ nên uống nước vào ban ngày để giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, không nên để trà qua đêm.
-
Bài thuốc từ gừng
Gừng tươi có vị cay, tính ấm, thường được dùng là thuốc người ta chủ yếu dùng gừng tươi để giải cảm tuy nhiên gừng cũng có tác dụng chữa mất ngủ vô cùng tốt. Có nhiều cách thực hiện bài thuốc chữa mất ngủ từ gừng, cụ thể:
Cách 1: Ngâm chân nước gừng ấm mỗi tối trước khi đi ngủ 30 phút để thư giãn kinh mạch, dễ ngủ.
Cách 2: Lấy nửa củ gừng làm sạch, nấu với đường phèn và 500ml nước. Dùng nước này uống vào buổi trưa và chiều để chữa bệnh ở tình trạng kinh niên.
-
Bài thuốc từ cây trinh nữ (cây xấu hổ)
Một trong những cách trị mất ngủ được truyền lại từ xa xưa là sử dụng thuốc sắc của cây Trinh nữ hay còn gọi là cây Xấu Hổ. Đây là vị thảo dược có tính hàn vị ngọt, ít độc, có tác dụng giảm đau, lợi tiểu, hạ nhiệt, giảm ho và an thần. Chính vì vậy, chúng được sử dụng như dược liệu quý giúp chữa suy nhược cơ thể và cải thiện triệu chứng khó ngủ ở người bệnh.Trinh nữ có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và điều trị mất ngủ khá hiệu quả. Để áp dụng, người bệnh làm như sau:
Cách 1: Dùng 20 lá trinh nữ khô hoặc tươi sắc cùng 100ml nước trong 5-10 phút.
Cách 2: Dùng nước này uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
-
Bài thuốc từ lá vông
Không chỉ có tác dụng sát trùng, hạ nhiệt, hạ huyết áp, cây vông nem còn được sử dụng như vị thuốc giúp điều trị chứng mất ngủ. Người bệnh sửu dụng 4 – 6 gram lá cây vông nem khô hãm nước uống. Hoặc cũng có thể dùng 5 – 10 gram lá vông nem tươi nấu canh ăn. Là một loại cây mọc hoang rất quen thuộc ở nhiều miền quê, lá vông từ lâu đã được cha ông sử dụng để hoạt huyết, an thần, điều trị huyết áp cao và suy nhược thần kinh. Để điều trị chứng mất ngủ kéo dài, người bệnh làm như sau:
Bước 1: Lá vông 30g, cây lạc tiên 50g, lá dâu tằm 10g đem rửa sạch.
Bước 2: Đem hỗn hợp sắc với 1 lít nước, dùng uống trong ngày (tốt nhất là trước khi đi ngủ).
-
Bài thuốc từ cây lạc tiên (Dây nhãn lồng, chùm bao)
Lạc tiên là vị thuốc được dùng rất phổ biến trong các bài thuốc giúp dưỡng tâm, an thần và trị mất ngủ. Y học hiện đại đã tìm ra trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester, tetraphylline A, B, passiflorin… đây đều là những chất có khả năng giúp an thần nhẹ. Để trị bệnh mất ngủ từ cây lạc tiên có thể làm như sau:

Cách 1: Dùng lá và ngọn non lạc tiên luộc chín hoặc nấu canh, ăn như một loại rau bình thường.
Cách 2: Phơi khô cây lạc tiên, mỗi ngày dùng 15gr lạc tiên khô hãm nước uống như trà.
Cách 3: Kết hợp 50gr lạc tiên với 2gr tâm sen, 30gr lá vông, 10gr dâu tằm và 90gr đường sắc nước uống hàng ngày.
-
Bài thuốc từ cây xạ đen
Xạ đen có tính hàn, tác dụng giải nhiệt, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp giảm đau, an thần, giúp ăn ngon miệng hơn. Để áp dụng, ta dùng xạ đen như sau:
Cách 1: Lấy 100gr thân và lá cây xạ đen rửa sạch, sắc cùng với 200ml nước. Cho nước xạ đen sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp và lọc lấy nước thuốc.
Cách 2: Dùng nước này uống trước bữa ăn khoảng 20-30 phút hoặc uống thay nước mỗi ngày.
-
Bài thuốc từ cây đinh lăng
Dịch chiết của cây đinh lăng có khả năng ức chế men Monoamine oxidase (MAO) để tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh, làm cơ thể thoải mái, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Để thực hiện bài thuốc này, ta dùng đinh lăng như sau:
Cách 1: Lấy đinh lăng, lá vông, rau má, tam diệp (mỗi vị 20gr); cây bạch kinh, hoàng liên, hoàng bá (mỗi vị 10gr) và 16gr cây xấu hổ, tất cả rửa sạch, sắc cùng 700ml nước đến khi còn 300ml thì lọc lấy nước thuốc.
Cách 2: Dùng nước này uống làm 2 lần vào sáng và tối, dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bên cạnh việc điều trị chứng mất ngủ bằng các phương pháp trên, bệnh nhân nên thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Một số lưu ý cho bệnh nhân mất ngủ như:
- Duy trì đồng hồ sinh học đều đặn, hạn chế thức khuya.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn đêm.
- Không vận động quá sức trước giờ ngủ.
- Hạn chế sử dụng cà phê và các chất kích thích.
- Chú ý thư giãn, tránh căng thẳng, lo âu.
- Phòng ngủ không để các thiết bị như tivi, máy tính bảng
Bấm huyệt giúp bạn ngủ ngon giấc
Các nghiên cứu gần đây cho thấy bấm huyệt có tác động tích cực đến giấc ngủ của bạn. Đây là phương pháp điều trị liên quan đến việc tăng cường lưu thông khí bằng huyệt, tác động các khía cạnh khác nhau về sức khỏe thể chất và tinh thần.
Huyệt thần môn – Kích thích huyệt này có thể giúp làm dịu tâm trí của bạn. Điểm bấm huyệt này giúp bạn ngủ ngon và ngủ say hơn.
Huyệt thần môn nằm ở nếp nhăn trên cổ tay bên ngoài của bạn, bên dưới ngón tay út.
Cảm nhận một vùng không gian nhỏ, rỗng trong khu vực này và dùng áp lực nhẹ nhàng chuyển động tròn hoặc lên xuống.
Tiếp tục từ hai đến ba phút.
Giữ phía bên trái của huyệt với áp lực nhẹ nhàng trong một vài giây, và sau đó giữ phía bên phải.
Lặp lại trên cùng vị trí với cổ tay kia của bạn.
Huyệt tam âm giao – (lưu ý không ấn vào huyệt này nếu bạn đang mang thai, vì huyệt điểm này liên quan đến việc kích thích sinh con)
Huyệt tam âm giao nằm ở mặt trong chân của bạn, ngay phía trên mắt cá chân.
Xác định vị trí huyệt cao nhất trên mắt cá chân của bạn.
Đếm bốn khoát ngón tay theo chiều rộng phía trên mắt cá chân của bạn.
Áp dụng một lực sâu một chút phía sau xương chân lớn của bạn (xương chày), mát xa với chuyển động tròn hoặc lên xuống trong bốn đến năm giây.
Ngoài việc hiệu quả trong điều trị chứng mất ngủ, bạn ấn vào huyệt này cũng có thể có hiệu quả với các rối loạn vùng chậu và chuột rút trong kinh nguyệt.
Huyệt dũng tuyền – Kích thích huyệt này sẽ tạo năng lượng giúp bạn thoải mái và dễ ngủ hơn.
Huyệt dũng tuyền nằm ở gan bàn chân của bạn.
Nằm ngửa với đầu gối cong để bạn có thể với chân bằng bàn tay.
Dùng tay cuộn lên các ngón chân của bạn.
Bạn sẽ cảm thấy có cảm giác áp lực trên bàn chân của bạn.
Ấn huyệt và xoa bóp huyệt này trong một vài phút bằng cách dùng chuyển động tròn hoặc lên xuống.
Huyệt nội quan – giúp bạn điều trị chứng buồn nôn nhẹ, đau bụng và đau đầu.
Huyệt nội quan nằm ở bên trong trên cổ tay của bạn giữa hai dây chằng.
Xoay tay lại để lòng bàn tay của bạn hướng lên trên.
Lấy một tay và đếm chiều rộng ba khoát ngón tay xuống từ nếp gấp cổ tay của bạn.
Áp dụng một áp lực đè xuống ổn định giữa hai dây chằng ở vị trí này.
Sử dụng chuyển động tròn hoặc lên xuống để xoa bóp khu vực này trong bốn đến năm giây.
Huyệt phong trì – giúp bạn giảm các triệu chứng hô hấp, chẳng hạn như ho, thường làm gián đoạn giấc ngủ.
Huyệt phong trì nằm ở phía sau cổ của bạn. Bạn có thể tìm thấy nó bằng cách cảm nhận xương phía sau tai của bạn và theo các rãnh xung quanh nơi cơ cổ của bạn gắn vào hộp sọ.
Nắm chặt hai bàn tay của bạn với nhau và nhẹ nhàng mở lòng bàn tay với các ngón tay lồng vào nhau để tạo ra một hình dạng tách với bàn tay của bạn.
Sử dụng ngón tay cái của bạn để tạo một áp lực sâu và vững chắc lên trên hộp sọ của bạn, sử dụng chuyển động tròn hoặc lên xuống để xoa bóp khu vực này trong bốn đến năm giây.
Hít thở sâu khi bạn xoa bóp huyệt này.
Sử dụng An Miên Giấc – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả, dưỡng tâm an thần
An Miên Giấc là sản phẩm kế thừa từ bài thuốc cổ truyền y học Trung Hoa sử dụng các dược liệu quý hoàn toàn tự nhiên, không gây tác dụng phụ. Bằng tác động từ sâu bên trong cơ thể, điều hòa khí huyết, âm dương, An Miên Giấc tái tạo giấc ngủ sinh lý cho người bệnh nên sau khi thức dậy sẽ cảm thấy thoải mái, sảng khoái, không nặng đầu, mệt mỏi.
Các nghiên cứu về thành phần dược liệu có trong An Miên Giấc
1. Lạc Tiên (Tên khoa học Passiflora foetida L.) đã được sử dụng để điều chế ra thuốc an thần tại Pháp từ những năm đầu thế kỷ trước. Sau đó, vào năm 1940, một dược sĩ Việt Nam phát hiện ra điều này và từ đó Lạc Tiên trở thành dược liệu hàng đầu tại Việt Nam để điều chế ra các sản phẩm chuyên cho mất ngủ.
2. Bình Vôi (Tên khoa học: Stephania rotunda Lour. – S. glabra (Roxb.) Miers): Dược lý của rotundin (thành phần chính của Bình Vôi) đã được nghiên cứu trong nước ta (Revue médicochirurgicale franca Use d “Extreme-orient, 4-1944, 430-433), tại Liên Xô cũ (Dược lý học và độc chất học, 3- 1961), Rumani (1963) và Trung Quốc (Dược học thông báo, 1965). Sau đây là một số kết quả.
- Tác dụng trấn kinh rõ rệt trên nhu động vị tràng. Trên mẩu ruột lấy riêng, nó gây hiện tượng giảm khẩn rõ rệt mà vẫn duy trì sự co bóp điều hoà và kéo dài. Có thể dùng chữa những trường hợp tăng nhu động và ống tiều hoá bị giật;
- Tác dụng điều hoà đối với tim và bổ tim nhẹ.
- điều hoà hô hấp có thể dùng chữa hen hay chữa nấc
- A. Trutêva (Liên Xô cũ, 1961) còn chứng minh tác dụng an thần, gây ngủ và chống co quắp, hạ huyết áp.
3. Vông nem (Tên khoa học: Erythrina variegata L.) được dược sĩ Ngô Ứng Long – Phòng Dược lý Trường sĩ quan Quân y (1960) có nghiên cứu tác dụng dược lý của lá vông đi đên kết luận như sau:
- Tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương: Làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp.
- Tác dụng co bóp các cơ.
Bài viết trên đây là lời đáp cho thắc mắc về bệnh mất ngủ, khó ngủ mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng với bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ một cách hiệu quả