Mất ngủ mãn tính – Nguyên nhân|Triệu chứng|Cách điều trị
Nội dung chính bài viết
Ngày nay, tình trạng mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên) đang rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Mất ngủ mãn tính là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh lý khác như lo âu, trầm cảm, cao huyết áp, tim mạch,…đặc biệt còn có nguy cơ cao dẫn tới đột quỵ.
Mất ngủ mãn tính là gì?
Mất ngủ mãn tính là tình trạng khó ngủ, khó vào giấc, giấc ngủ không sâu vào ban đêm, hoặc tỉnh dậy sớm, khó ngủ lại và kéo dài liên tục trong thời gian tối thiểu 1 tháng. Mất ngủ cấp tính (ngắn hạn) thì thường kéo dài ít hơn 1 tháng, còn nhiều hơn 1 tháng thì gọi lại mất ngủ mãn tính.
Triệu chứng của mất ngủ mãn tính
Mất ngủ mãn tính khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bản thân người bệnh. Những triệu chứng bao gồm:
- Trằn trọc,thao thức và khó đi vào giấc ngủ.
- Nửa đêm hay tỉnh giấc, nhưng sau đó lại khố ngủ lại.
- Thức giấc sớm thường xuyên.
- Khi thức dậy thấy mệt mỏi và không thoải mái.
- Hay có cảm giác uể oải, lờ đờ, tinh thần không tỉnh táo, ban ngày hay bị buồn ngủ
- Căng thẳng, lo âu và trầm cảm, luôn thấy khó chịu và hay nhức đầu.
- Tâm trạng thay đổi, hay cáu gắt và bồn chồn.
- Những người mất ngủ mãn tính thường bị giảm sự chú ý, khó tập trung vào công việc hay ghi nhớ.
- Có thể có hiệu tượng bị ảo giác, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác
Những triệu chứng của mất ngủ có thể nặng, nhẹ tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây ra mất ngủ mãn tính
Chúng tôi xin thống kê dưới đây, 5 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mất ngủ mãn tính. Nhưng những đối tượng sau thì thường hay mắc bệnh mất ngủ mãn tính như
Lo âu và căng thẳng
Tâm lý căng thẳng là do lo lắng quá nhiều, việc này không chỉ diễn ra vào ban đêm. Các vấn đề nảy sinh xung quanh cuộc sống của bạn, từ gia đình, nhà trường, công ty, nơi làm việc hay kể cả trong tình yêu có thể khiến bạn phải suy nghĩ quá nhiều. Điều này vô hình là nhân tố chính khiến bạn bị mất ngủ , trằn trọc, thức quá khuya, khó vào giấc ngủ. Ngoài ra, trong một vài trường hợp, bạn có những cú sốc về tâm lý cũng sẽ gây ra căng thẳng kéo dài và gây nên mất ngủ mãn tính.
Trầm cảm, phiền muộn
Bạn đã từng buồn bực đến nỗi không ngủ nổi? Đặc biệt ở những người trầm cảm, tình trạng mất ngủ gần như là thường xuyên. Mối liên hệ này được lý giải là do sự mất cân bằng hóa học ở trong não gây ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Khi bạn suy nghĩ quá tiêu cực hoặc sợ hãi, bạn có thể bị trầm cảm. Ngoài ra, các rối loạn tâm trạng như rối loạn cưỡng lực, rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc lo lắng cũng có thể có biểu hiện là mất ngủ kéo dài.
Giới tính
Theo những nghiên cứu thực thế, tình trạng mất ngủ mãn tính xảy ra ở nữ nhiều hơn nam đến gấp đôi. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mãn kinh, phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Ở thời điểm phụ nữ tiền mãn kinh, mất ngủ xảy ra khá thường xuyên khiến người bệnh cảm thấy bốc hỏa về đêm, hay đổ mồ hôi nhiều. Việc thiếu hụt estrogen chính là “thủ phạm” gây khó ngủ ở phụ nữ sau mãn kinh.
Tuổi tác
Mất ngủ mãn tính tỉ lệ thuận với độ tuổi. Ở người lớn tuổi có xu hướng ngủ ít hơn 8h 1 ngày do thể trạng suy yếu, có 1 số bệnh mãn tính đi kèm như đau xương khớp, tiểu đêm, đau dây thần kinh,… Do đó theo khuyến nghị, người lớn tuổi cần kết hợp ngủ trưa điều độ để đảm bảo ngủ đủ 8h mỗi ngày.
Thuốc
Có một số loại thuốc khi người bệnh sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ như thuốc giảm đau, thuốc giảm cân, thuốc xông mũi,…bởi đa phần chúng đều có chứa caffeine hoặc những chất kích thích khác.
Thuốc kháng histamin có thể khiến bạn thèm ngủ, buồn ngủ thời gian đầu nhưng sau đó lại gây nên tình trạng tiểu đêm nhiều thì vô tình lại khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ.
Những loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sinh lý giấc ngủ của bạn như: thuốc tim, huyết áp, chống trầm cảm, thuốc dị ứng và các chất kích thích.
Người có nguy cơ mắc bệnh
Bệnh mất ngủ mãn tính thường có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào từ trẻ đến người già. Những người có nguy cơ mắc bệnh thường thì có các yếu tố sau:
- Người bị mắc bệnh phụ khoa
- Những người hay mệt mỏi, căng thẳng stres kéo dài trong công việc và cuộc sống
- Người hay sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
- Những người hay lo âu về cuộc sống, suy nghĩ nhiều
Mất ngủ mãn tính nguy hiểm như thế nào?
Mất ngủ mãn tính chính là bệnh lý ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu như không được điều trị và cải thiện kịp thời, nó sẽ gây ra những hậu quả lớn đến cơ thể của người bệnh:
- Gây thoái hóa và ngộ độc tế bào
- Tinh thần mệt mỏi, luôn thiếu sự tập trung
- Những người mất ngủ mãn tính có nguy cơ cao mắc các bệnh huyết áp, tim mạch, và tiểu đường dễ dẫn tới đột quỵ
- Ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý: dễ cáu giận, mất tự chủ
- Giảm khả năng giao tiếp, xu hướng cô lập và dễ gây trầm cảm
Cách khắc phục mất ngủ mãn tính
1. Thư giãn
Thực tế cho thấy rằng, nguyên nhân nhiều nhất dẫn tới mất ngủ là do căng thẳng, stress gây ra, chính vì vậy thư giãn cơ thể sẽ là cách khắc phục hiệu quả nhất. Bài tập mà bạn có thể áp dụng thường xuyên giúp thư giãn và giảm căng thẳng chính là tập hít thở: Thở ra hoàn toàn bằng miệng và hít thật sâu bằng mũi đếm từ 1 đến 4, nín thở và đếm đến 7, tiếp tục thở ra bằng miệng và đếm đến tám. Bạn nên lặp lại chu kỳ này 3 lần.
2. Tập thể dục
Tập thể dục hàng ngày sẽ là một phương pháp rất tốt để giúp bạn thư giãn và đặc biệt sẽ giúp tình trạng mất ngủ mãn tính cải thiện hiệu quả, cơ thể khỏe mạnh, bước vào giấc ngủ sẽ dễ dàng hơn. Bạn nên tập cho mình thói quen dành ra 20-30 phút mỗi ngày ở mức độ vừa phải, nếu bận rộn thì hãy cố gắng sắp xếp 3-4 lần/ tuần.
3. Yoga, thiền
Đây là bộ môn rất nổi tiếng và được ưa chuộng giúp cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng và ngủ ngon. Bạn có thể tham gia tại các câu lạc bộ, các lớp học hoặc tự luyện tập tại nhà thông qua các hướng dẫn trên mạng.
4. Thói quen tốt
Hãy chuẩn bị và cải thiện những thói quen của bản thân dần trở nên tích cực hơn.
– Trang trí phòng ngủ với không gian thoáng mát, êm ái. Dọn dẹp ngăn nắp các góc phòng cũng sẽ khiến bạn trở nên thoải mái để ngủ ngon hơn.
– Đừng nên quá bị lệ thuộc vào smartphone, đừng xem tivi quá trễ.
– Mỗi ngày hãy nghe một bản nhạc thật hay, độc một cuốn sách thật thú vị trước khi đi ngủ.
– Duy trì lịch trình ngủ nghỉ ổn định
– Tránh xa các loại thực phẩm gây kích thích như: caffeine, rượu,…
5. Thảo dược
Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể tham khảo một số thuốc điều trị mất ngủ mãn tính từ thảo dược được bào chế từ: tim sen, lạc tiên, bình vôi, vông nem, đương quy,… Phương pháp này sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng mất ngủ có hiệu quả và rất an toàn cho cơ thể.
Thuốc điều trị bệnh mất ngủ mãn tính
Để điều trị mất ngủ mãn tính, trước hết chúng ta sẽ điều chỉnh từ căn nguyên gây bệnh như chế độ ăn uống, sinh hoạt, hay liệu pháp tâm lý để giảm lo âu, căng thẳng. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kết hợp điều trị thêm cả thuốc Tây hoặc thuốc điều trị từ thảo dược.
- Thuốc Tây: các thuốc an thần, thuốc ngủ,…giúp điều trị bệnh mất ngủ, tuy nhiên khi sử dụng trong thời gian lâu dài thì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Thực phẩm chức năng: từ các loại thảo dược có tác dụng hoạt huyết, thông mạch, bổ não,…giúp bệnh nhân dần khắc phục được những triệu chứng của mất ngủ. Bạn có thể tham khảo 5 thực phẩm chức năng chữa mất ngủ tốt nhất hiện nay.

Thông tin Quý khách đặt hàng: